Rau ngò om trị bệnh gì? Hướng dẫn chi tiết cách dùng
Rau ngò om trị bệnh gì là câu hỏi được quan tâm trong thời gian gần đây. Loại cây này có tác dụng tốt trong việc chữa trị một số bệnh như: sỏi thận, sổ mũi, huyết trắng ở nữ giới.
Cây rau om là cây gì?
Ở một số địa phương, rau om còn được gọi là rau ngổ, thạch long vĩ hay ngổ thơm. Rau ngò om hay còn gọi là rau om thuộc loại thân thảo, họ hoa mõm chó. Chúng có nguồn gốc ở khu vực Bắc Mỹ và có tên khoa học là Limnophila aromatica (Lamk.) Merr.
Rau ngò om hay còn gọi là rau om thuộc loại thân thảo, họ hoa mõm chó
Cây ngò om có chiều dài khoảng từ 20 đến 30cm, thân có nhiều lông mịn. Đặc điểm nhận dạng rau ngò om là phần lá có màu xanh, nhỏ, mép lá hình răng cưa, đối xứng, ôm lấy thân và có mùi thơm đặc trưng. Hoa ngò om khá giống với hoa loa kèn, phía trên có màu tím nhạt, phía dưới có màu trắng. Bề mặt quả ngò om có nếp nhăn, hình nang ngắn, hạt màu đen, có hình trụ.
Rau om sinh sống trong môi trường thường có độ ẩm cao. Đây là loại cây có khả năng chịu nóng tốt. Tuy nhiên, để ngò om phát triển tốt nhất cần cung cấp một lượng nước đủ và đều đặn.
Giá trị dinh dưỡng của cây ngò om
Ngò om có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, nó được ưa chuộng trong các bữa ăn hiện nay. Theo các chuyên gia, cây ngò om chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Theo ước tính, trong 100gram ngò om có thể cung cấp thành phần dưỡng chất như sau:
- Năng lượng: từ 23 – 28 kcal
- Chất xơ: từ 2.6 – 3g
- Protein: từ 2 – 2.5g
- Chất béo: từ 0.3 – 0.6g
- Carbohydrate: 3.5 – 4.3g
- Các khoáng chất quan trọng như: vitamin A, vitamin K, C, B9,…
- Chất chống viêm: carotenoid và flavonoid
Những thành phần này giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Đồng thời, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và tình trạng tổn thương. Do đó, rau ngò om được sử dụng phổ biến như một nguyên liệu lành tính.
Theo các chuyên gia, cây ngò om chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Rau om trị bệnh gì?
Rau om có hương thơm đặc trưng, vị cay nhẹ. Những loại bệnh được dân gian truyền tai nhau khi sử dụng rau ngò om: sỏi thận, ho gà, sổ mũi,…
Bệnh sỏi thận
Nguyên nhân:
Sỏi thận xuất hiện khi nước tiểu không đủ, dẫn đến tăng nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu. Các chất này sau đó lắng đọng lại trong thận. Theo thời gian, chúng kết tụ lại thành các tinh thể sỏi. Rau om có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng khả năng lọc tại cầu thận. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể loại bỏ viên sỏi ra bên ngoài. Rau om đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn, hiệu quả trong việc điều trị và cải thiện tình trạng bệnh sỏi thận.
Cách điều chế chữa bệnh:
- Mua khoảng 50 – 100gr rau om.
- Sau đó rửa sạch với nước muối và để ráo.
- Giã hoặc ép rau om lấy nước cốt.
- Đổ phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào với nước ép rau om.
- Thêm một chút muối tinh rồi uống.
Ngày uống 1-2 cốc như vậy. Sau 1 tháng, tình trạng sỏi thận sẽ giảm đáng kể.
Rau om có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng khả năng lọc tại cầu thận
Bệnh đau nội tạng
Nguyên nhân:
Rau om có khả năng làm giãn các cơ tạng phủ như thận, ruột và từ đó giúp giảm các cơn đau bụng.
Cách điều chế chữa bệnh:
- Sau khi đã rửa sạch 50g rau om
- Đun chúng với 2 bát nước trong khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp.
- Uống nước rau om khi còn ấm. Uống liên tục trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 ngày sẽ không còn cảm giác đau bụng.
Bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Nguyên nhân:
Huyết trắng là một loại dịch tiết tồn tại trong âm đạo của phụ nữ. Đây là một chất dịch sinh lý có màu trắng sữa, trong suốt như lòng trắng trứng, có độ nhớt cao và thường không có mùi khó chịu. Huyết trắng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của nữ giới. Phụ nữ mắc bệnh huyết trắng có thể do nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm nấm,…
Cách điều chế chữa bệnh:
- Bạn lấy khoảng 500gr rau om tươi, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Sau đó, đổ thêm 3 bát nước vào nấu đến khi thấy nước cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp.
- Đổ ra bát và uống khi còn ấm nóng.
- Duy trì uống mỗi ngày khoảng 1-2 lần trong 1 tháng.
Bệnh ho gà và sổ mũi
Nguyên nhân:
Ho gà và sổ mũi là bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp. Ho gà tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu để lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng như: khó thở, tím tái mặt,…
Cách điều chế chữa bệnh:
- Lựa chọn khoảng 50gr rau om tươi, rửa sạch.
- Sau đó, giã hoặc vắt lấy nước. Có thể thêm một chút muối tinh để uống dễ dàng hơn.
- Một ngày uống 2 lần. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ giúp bạn hết ho gà và sổ mũi.
Tiêu diệt tế bào ung thư
Nguyên nhân:
Rau om có chứa nevadensin có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư. Điều này đã được kiểm chứng thông qua thí nghiệm trên chuột.
Cách điều chế chữa bệnh:
- Sau khi đã rửa sạch 100g rau om bằng nước muối loãng, giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Sau đó, đem trộn nước cốt rau om với 15ml mật ong.
- Hấp cách thuỷ hỗn hợp trong khoảng 15 phút trước khi sử dụng.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất nên uống nước rau om mật ong mỗi buổi sáng khi đói trong khoảng 10 – 15 ngày, và duy trì việc uống đều đặn.
Một số công thức chế biến rau om để chữa trị các bệnh giúp cơ thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn rau ngò om.
Những ai không nên dùng rau ngò om?
Rau ngò om được biết đến là một loại gia vị có lợi cho cơ thể. Ngoài việc cung cấp dưỡng chất, chúng còn có thể chữa trị bệnh rất hiệu quả. Một số người không nên dùng rau ngò om như:
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai ăn rau ngò om có thể dẫn đến tình trạng giãn nở tạng phủ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ thai nhi. Hoặc nghiêm trọng hơn là sảy thai.
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: Hệ tiêu hoá của trẻ em dưới 12 tháng tuổi còn non, nhạy cảm với một số thành phần có trong rau ngò om. Vì vậy, không nên sử dụng rau om trong các bữa ăn của trẻ.
- Người bị dị ứng với thành phần trong rau om: Người bị dị ứng với rau om xuất hiện một số triệu chứng như: ngứa, phát ban, sưng đỏ, kích ứng, sưng môi, khó thở. Do đó, nếu có tiền sử dị ứng thì không nên ăn rau om.
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngò om
Một số người nên hạn chế ăn rau ngò om để không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu ăn rau om, bạn cũng không nên bỏ qua những lưu ý sau để phát huy tối đa công dụng của loại rau này.
Những lưu ý khi dùng rau ngò om
- Rửa sạch rau trước khi dùng: Rau ngò om phát triển trong môi trường ẩm ướt như ao, hồ, bờ ruộng và đầm lầy. Cây có bề mặt thân trơn và được bao phủ bởi lông tơ, dễ bị nhiễm ký sinh trùng, trứng giun sán và các loại sinh vật có hại. Vì vậy, trước khi sử dụng, cần rửa sạch, ngâm rau ngò om trong nước muối pha loãng, thuốc tím hoặc nước ấm có nhiệt độ khoảng 45 độ C.
- Phụ nữ mang thai hạn chế ăn rau ngò om: Rau ngò om chứa các chất có khả năng gây giãn cơ và làm tác động đến các cơ quan trong cơ thể. Phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều rau này có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai.
- Không sử dụng các bài thuốc từ rau ngò om cho trẻ: Thể trạng của trẻ dưới 12 tháng tuổi còn khá non nớt, rất dễ kích ứng với các thành phần có trong rau om.
- Cần phân biệt rau ngò om và rau ngổ trâu: Rau ngổ trâu là một loại cây mọc tự nhiên, có thân và lá lớn hơn, màu xanh đậm hơn so với rau ngò om. Rau ngổ trâu thường được sử dụng làm thức ăn cho lợn.
Bài viết đã giải đáp băn khoăn rau ngò om trị bệnh gì. Áp dụng công thức dùng rau om chữa trị đúng cách cho các bệnh: sỏi thận, ho gà, sổ mũi, để có một sức khỏe tốt.