Meta: Rau rút, cần tây, hành tây, củ cải đường, cà tím, cà rốt, mộc nhĩ, đậu lăng là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm huyết áp hiệu quả.
Ăn rau gì để giảm huyết áp? 12 loại rau được ví như “thần dược”
Ăn rau gì để giảm huyết áp nhanh chóng, tốt cho sức khoẻ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tắc mạch máu não. Vì vậy, nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ, đặc biệt là rau để có một cơ thể khỏe mạnh.
Rau rút
Rau rút được biết đến là một nguyên liệu có tính hàn, vị ngọt. Loại rau này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Ngoài ra, chúng có thành phần chất polysacarid giúp hạ huyết áp, ngăn chặn các tế bào ung thư. Ăn rau rút mỗi ngày có thể cân bằng lượng đường trong máu, phòng ngừa các bệnh lý.
Rau rút được biết đến là một nguyên liệu có tính hàn, vị ngọt
Một số món ăn ngon, dễ nấu từ rau rút như: Canh sấu rau rút, canh khoai sọ rau rút hay rau rút xào tôm.
Rau cần tây
Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, lipid, calcium.. Theo nghiên cứu, trong 100g lá cần tây chứa khoảng:
- Protein: 6.3%
- Lipid: 0.6%
- Khoáng chất quan trọng: 2.1%
Cần tây cũng chứa các vitamin C, P hỗ trợ phòng chống các bệnh lý nguy hiểm như: mỡ máu, huyết áp cao,… Nhờ lượng lớn tinh dầu và chất kích thích sắc tố mà cần tây có mùi thơm đặc trưng.
Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Hiện nay, nhiều người lựa chọn uống nước ép cần tây mỗi ngày để có một sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, có thể kết hợp cần tây để nấu với các nguyên liệu khác như: khoai tây, thịt bò, nấm,…
Rau cải cúc
Cơ thể cần nạp đầy đủ các axit amin để phát triển khoẻ mạnh. Theo nghiên cứu, cải cúc chứa khoảng 8 loại axit amin quan trọng cho cơ thể. Bổ sung một lượng vừa đủ rau cải cúc cung cấp axit amin, tinh dầu giúp giáng áp, minh mẫn, đặc biệt, đối với người cao tuổi. Cùng với đó, chúng còn cung cấp lượng lớn kali, muối khoáng có tác dụng lợi tiểu, ngăn chặn sỏi thận.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này có thành phần chất cơ hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày, giảm lượng cholesterol và duy trì huyết áp ổn định. Đặc biệt, ăn rau cải cúc vào buổi tối giúp giấc ngủ ngon hơn, tâm trạng dễ chịu hơn, hạn chế tình trạng đi tiểu đêm. Nếu trời trở lạnh, nên ăn cải cúc để giảm hiện tượng ho khan, ho gà, cảm lạnh.
Nếu trời trở lạnh, nên ăn cải cúc để giảm hiện tượng ho khan, ho gà, cảm lạnh
Cải cúc lành tính, rất dễ kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Một số món ăn bạn có thể tham khảo như: rau cải cúc xào tỏi, canh cải cúc nấu thịt băm, canh cải cúc nấu cá rô, canh cải cúc nấu thịt bò,…
Rau diếp cá
Rau diếp cá thuộc tính hàn, vị đắng. Nó có tác dụng lợi tiểu, lưu thông khí huyết, kinh mạch. Loại rau rất giàu kali và khoáng chất, đặc biệt tốt đối với người bị tăng huyết áp. Ăn rau diếp cá có thể giải độc, thanh lọc cơ thể, ngăn chặn sỏi thận và các bệnh về đường tiêu hoá.
Ăn rau diếp cá có thể giải độc, thanh lọc cơ thể
Rau diếp cá có thể ăn trực tiếp. Tuy nhiên, cần rửa sạch trước khi ăn để không bị tiêu chảy hoặc nhiễm vi khuẩn. Một số món ăn từ rau diếp cá như: rau diếp cá trộn thịt bò, canh rau diếp cá,….
Nấm hương
Nấm hương thuộc loại nguyên liệu hàn tính và có vị hơi ngọt. Trong nấm hương có chứa kali giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu và gan. Từ đó, giảm tình trạng xơ cứng động mạch và duy trì ổn định huyết áp.
Trong nấm hương có chứa kali giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Có thể sử dụng nấm hương để nấu các món như: gà xào nấm hương, mực xào nấm hương, canh nấm hương nhồi tôm, bắp cải cuộn sốt nấm hương.
Cà chua
Trong cà chua có chứa chất xeton và lượng vitamin C rất lớn giúp hạ huyết áp, mềm huyết quản. Do đó, ăn cà chua thường xuyên làm giảm khả năng mắc bệnh xơ cứng động mạch và chống ung thư rất tốt.
Trong cà chua có chứa chất xeton và lượng vitamin C rất lớn giúp hạ huyết áp, mềm huyết quản
Cà chua có thể ăn sống. Đều đặn ăn cà chua sống 1-2 quả mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh. Đây được xem là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết các món ăn như: cá sốt cà chua, đậu hũ non sốt cà chua, tôm khô sốt cà chua,…
Hành tây
Canxi có trong hành tây giúp hạ huyết áp nhanh chóng. Hành tây cũng chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng ức chế cholesterol, tắc mạch máu não.
Canxi có trong hành tây giúp hạ huyết áp một cách hiệu quả
Trứng tráng hành tây, thịt bò xào hành tây, canh hành tây cà rốt,… là những món ăn bạn có thể lưu vào thực đơn hàng ngày.
Cà tím
Cà tím có vị ngọt, dễ ăn, giúp giải độc tố, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu. Không chỉ vậy, cà tím còn được đánh giá là nguyên liệu giàu vitamin E có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol.
Bên cạnh đó, vitamin P có trong cà tím giúp thành mạch hoạt động mềm mại, hạn chế sự rối loạn vi tuần hoàn và cao huyết áp ở người cao tuổi.
Cà tím là một trong những thực phẩm có tính hàn lạnh tốt cho sức khỏe
Một số món ăn ngon, dễ làm, tốt cho sức khỏe từ cà tím như: cà tím xào, salad cà tím, cà tím sốt tôm thịt, cà tím nướng,…
Mộc nhĩ
Bởi mộc nhĩ chứa nhiều kali giúp giảm huyết áp. Chất axit trong mộc nhĩ có tác dụng hạ lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, mộc nhĩ rất tốt đối với những người bị thiếu máu, mất ngủ, viêm amidan.
Mộc nhĩ chứa nhiều kali giúp giảm huyết áp
Đặc biệt, mộc nhĩ có chứa một loại chất keo có khả năng kết dính mạnh, giúp loại bỏ các chất dư thừa, cặn bã có hại cho sức khoẻ ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hoá. Glucoxit purin ở mộc nhĩ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tắc mạch máu não khi huyết áp lên mức quá cao.
Một số món ăn từ mộc nhĩ được khuyến khích sử dụng hàng ngày như: thịt gà xào nấm hương mộc nhĩ, xôi thịt băm mộc nhĩ, trứng rán mộc nhĩ đậu phụ,…
Cà rốt
Thành phần chất dinh dưỡng trong cà rốt giúp làm mềm thành mạch, ổn định huyết áp. Cà rốt giàu vitamin có lợi cho da và các cơ quan trong cơ thể. Có thể ép trực tiếp cà rốt để uống mỗi ngày. Đặc biệt đối với những người bị huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, nên uống khoảng 50-100ml nước ép cà rốt mỗi ngày.
Cà rốt giàu vitamin có lợi cho da và các cơ quan trong cơ thể
Ngoài ra, có thể kết hợp cà rốt với các nguyên liệu khác để bữa ăn không nhàm chán như: cà rốt xào thịt, cà rốt xào cà ri, cà rốt xào bơ tỏi, cà rốt xào gân bò,…
Củ cải đường
Củ cải đường có tác dụng làm giảm huyết áp đối với những người mắc bệnh lý tăng huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước ép củ cải đường có thể giảm đáng kể tình trạng huyết áp cao trong vòng 24 giờ. Cụ thể, uống nước ép củ cải đường mỗi ngày có thể giảm khoảng 8/4mm Hg.
Bên cạnh đó, hàm lượng nitrat trong củ cải đường hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch và hệ tiêu hoá. Ngoài nước ép, củ cải đường còn có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như: củ cải đường hầm gà, nộm củ cải đường, củ cải đường muối,…
Đậu lăng
Thành phần chính của đậu lăng là protein và chất xơ. Vì vậy, chế độ ăn giàu đậu lăng và một số loại đậu khác có thể làm giảm huyết áp.
Một số món ăn được nhiều người yêu thích từ đậu lăng như: đậu lăng xào thịt, cháo lứt đỏ hầm đậu lăng, bí đỏ hầm đậu lăng, súp chay đậu lăng,…
12 loại thực phẩm trên sẽ giúp bạn không còn khó khăn khi lựa chọn ăn rau gì để giảm huyết áp. Do đó, hãy lưu ngay những món ăn không chỉ hấp dẫn mà còn tốt cho sức khoẻ từ 12 loại rau trên vào thực đơn hàng ngày.