Chế độ ăn keto cho người tiểu đường làm giảm lượng tiêu thụ Carbohydrate, tăng sử dụng năng lượng từ dự trữ, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát đường huyết. Để xây dựng thực đơn hiệu quả, cần lưu ý lượng chất béo, protein và Carb.
Các nghiên cứu về chế độ Keto với bệnh nhân tiểu đường
Nghiên cứu về chế độ Keto với bệnh nhân tiểu đường đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia y tế. Tại Bệnh viện Care ở Ấn Độ, các chuyên gia phát hiện rằng những người tuân thủ chế độ ăn ketogenic (keto) trong 3 tháng đã có cải thiện đáng kể về khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Bác sĩ Angati Kanchana Lakshmi Prasana, đại diện của bệnh viện, cho biết rằng một chế độ ăn giảm carbohydrate trong 3 tháng đã dẫn đến sự giảm đáng kể trong nồng độ hemoglobin A1c.
Một nhóm nghiên cứu khác đã trình bày kết quả tại Hội nghị Hóa học Lâm sàng Mỹ sau khi theo dõi một nhóm bệnh nhân tiểu đường loại 2 thực hiện chế độ ăn keto trong 12 tuần. Các tình nguyện viên đã tiêu thụ chất béo từ dầu dừa, trứng, thịt gà, thịt cừu, thịt heo và các sản phẩm từ sữa, cùng với rau xanh lá. Kết quả cho thấy, huyết sắc tố A1c trung bình đã giảm từ 7,8% xuống còn 6,4% sau 3 tháng, một kết quả đáng chú ý được trình bày tại Hội nghị Hóa học Lâm sàng Mỹ.
Vậy tại sao chế độ ăn Keto lại có tác động tích cực đối với người tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động sau đây.
Nguyên lý hoạt động của chế độ ăn keto
Chế độ ăn Keto hoạt động bằng cách thúc đẩy cơ thể chuyển hóa chất béo thay vì đường thành năng lượng, giúp giảm các triệu chứng của tiểu đường. Mặc dù được phát triển từ những năm 1920 như một phương pháp điều trị cho bệnh động kinh, nhưng hiện nay, tác động của chế độ này đang được nghiên cứu trong việc điều trị tiểu đường loại 2.
Chế độ ăn Keto có thể cải thiện mức đường huyết và giảm nhu cầu insulin, nhưng cũng có các rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng chế độ ăn này.
Đánh giá chế độ ăn keto với người tiểu đường
Hiểu được những ưu và nhược điểm của chế độ ăn này sẽ giúp người bệnh tránh được những rủi ro không đáng có trong khi thực hiện.
Ưu điểm của chế độ keto với người tiểu đường
Chế độ ăn Keto có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe của người mắc tiểu đường loại 2:
- Cải thiện Cholesterol: Chế độ Keto giảm Cholesterol xấu (LDL) và tăng Cholesterol tốt (HDL) trong thời gian dài.
- Giảm cân: Keto đốt cháy mô mỡ, hỗ trợ giảm cân cho người béo phì.
- Giảm phụ thuộc vào thuốc: Làm giảm đường máu mà không cần dùng nhiều thuốc.
- Giảm huyết áp: Giúp ổn định huyết áp do chế độ ăn ít Carb.
- Tăng độ nhạy Insulin: Cải thiện tình trạng kháng Insulin nhờ giảm lượng Carbohydrate.
Chế độ keto đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện, bởi nỏ có thể gây ra một số rủi ro.
Nhược điểm của chế độ keto cho người tiểu đường
Trong chế độ ăn Keto, việc thay đổi nguồn năng lượng từ carbohydrate thành chất béo có thể gây ra tăng ceton trong máu, tình trạng nguy hiểm có thể gây ra bệnh nhiễm toan ceton. Bệnh này phổ biến nhất ở người tiểu đường tuýp 1 khi lượng đường trong máu tăng cao do thiếu insulin và có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nếu ceton quá cao.
Nếu thực hiện chế độ ăn Ketogenic, việc kiểm tra đường huyết và nồng độ ceton là rất quan trọng để tránh nhiễm toan ceton. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị kiểm tra ceton khi lượng đường trong máu cao hơn 240mg/dL và bạn cũng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng que thử nước tiểu.
Nhiễm toan ceton là tình trạng khẩn cấp, nếu có dấu hiệu như lượng đường trong máu cao liên tục, khô miệng, buồn nôn, hơi thở có mùi trái cây, bạn nên đi bệnh viện ngay.
Hướng dẫn cách bệnh nhân tiểu đường ăn theo chế độ keto
Để quá trình thực hiện Keto hiệu quả, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc cơ bản.
Theo dõi quá trình bệnh nhân theo chế độ keto
Chế độ ăn Keto không giống như chế độ ăn ít calo thông thường. Đây là chế độ ăn giàu chất béo nên cần được theo dõi sức khoẻ cẩn thận trước và trong khi thực hiện. Người bệnh cần được kiểm tra tại bệnh viện khi bắt đầu chế độ này để đảm bảo không gây tác động tiêu cực. Sau khi thích nghi, được khám sức khỏe và điều chỉnh thuốc có thể bắt đầu thực hiện 1-2 lần/tháng.
Trong quá trình ăn keto, triệu chứng tiểu đường có thể được cải thiện nhưng bạn vẫn phải đảm bảo việc theo dõi đường huyết thường xuyên. Tần suất kiểm tra sức khỏe sẽ khác nhau cho mỗi bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, do đó, việc xin ý kiến bác sĩ về lịch trình kiểm tra sức khỏe rất quan trọng.
Nguyên tắc người tiểu đường ăn keto cần tuân thủ
Trọng tâm của chế độ ăn Keto là giảm lượng carb và tăng cường chất béo lành mạnh.
Chất béo tốt
Trong chế độ ăn Keto, chất béo được coi là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, trung bình chiếm 60 – 80% của tổng lượng calo. Trong khi đó, thông thường, hàm lượng chất béo cho người tiểu đường chỉ nên chiếm 20 – 30% tổng số năng lượng trong mỗi khẩu phần.
Bổ sung chất béo cho người tiểu đường bằng cách:
- Ưu tiên chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu đậu nành, bơ, hạt hạnh nhân, hạt điều,…
- Hạn chế sử dụng chất béo không lành mạnh như các sản phẩm chiên rán, mỡ động vật, phô mai, sữa nguyên kem,…
Protein
Trong chế độ Keto, lượng Protein chiếm khoảng 20% khẩu phần ăn, giúp cung cấp năng lượng và cân bằng dinh dưỡng. Hàm lượng này phù hợp với khuyến nghị cho người tiểu đường là 15 – 20%.
Người tiểu đường có thể bổ sung Protein từ cả nguồn động vật và thực vật như:
- Protein động vật: Gà ức, cá béo, tôm, sữa ít béo/tách béo, trứng,…
- Protein thực vật: Đỗ, các loại đậu, hạt vừng, hạt lạc,…
Carbohydrate
Người tiểu đường không nên loại bỏ hoàn toàn Carbohydrate vì chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn, giúp duy trì trọng lượng và hoạt động cơ thể bình thường. Trong chế độ Keto, lượng Carb chỉ nên chiếm 10%, thấp hơn so với khuyến cáo thông thường dành cho người tiểu đường là 50 – 60% trong khẩu phần.
Các thực phẩm bổ sung Carbohydrate cho người tiểu đường có thể bao gồm:
- Thực phẩm chứa đường phức hợp: Khoai lang, ngô, gạo, bún,…
- Hạn chế đường đơn: Bánh kẹo, mứt, nước ngọt,…
Ví dụ cụ thể với người tiểu đường nặng 60kg:
Tổng lượng Calo cần nạp: 25 – 35 Calo/kg cân nặng/ngày. Vậy, người 60kg cần bổ sung 1500 – 2100 Calo, trong đó năng lượng tiêu thụ của người tiểu đường bao gồm:
- 70% chất béo tốt tương đương 110 – 160g.
- 20% Protein tương đương 75 – 105g.
- 10% Carbohydrate tương đương 37 – 53g.
Bên cạnh đó, việc kết hợp đa dạng các thực phẩm khác cũng là cách để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Hướng dẫn lên thực đơn keto trong ngày
Dưới đây là các nguyên tắc để lên thực đơn Keto cho từng bữa ăn của người mắc bệnh tiểu đường.
Bữa sáng
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và duy trì đường huyết. Phân chia dinh dưỡng cho bữa sáng bao gồm: một nửa tinh bột, một phần tư protein và một phần tư trái cây.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể chọn những món như: một ít bún, trứng cuộn, đậu rang, sữa không đường,…
Bữa trưa
Bữa trưa đa dạng với các thành phần dinh dưỡng như chất béo tốt, protein, vitamin, khoáng chất và một lượng nhỏ carbohydrate.
Thực đơn bữa trưa có thể bao gồm:
- Protein: Salad thịt ức gà, thịt nạc luộc, trứng cuộn nấm,…
- Chất béo tốt: Cá hồi nướng, đậu, salad bơ, rau xào dầu dừa,,…
- Carbohydrate: Khoai, ngô, một lượng nhỏ cơm,…
- Các chất dinh dưỡng khác: Rau xanh, trái cây,…
Bữa tối
Tương tự như bữa trưa, bữa tối cũng cung cấp các thành phần dinh dưỡng như chất béo tốt, protein, vitamin, khoáng chất và một lượng nhỏ carbohydrate. Tỉ lệ các chất béo – protein – carbohydrate là 50 – 25 – 25.
Thực đơn bữa tối có thể bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, đậu hà lan, đậu hũ, cà chua, bông cải xanh, …
Bữa phụ
Người mắc tiểu đường nên phân chia bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày, gồm 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ, giúp duy trì ổn định đường huyết. Bữa phụ có thể bao gồm sữa không đường, hoa quả giàu chất xơ, nước ép rau củ, đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, bơ, hạt bí,…
Bên cạnh đó, bạn còn có thể kết hợp IsoWhey vào chế độ ăn keto cho người tiểu đường. IsoWhey là một loại bột protein giàu dinh dưỡng, được thiết kế đặc biệt để phù hợp với mọi phong cách sống, bao gồm cả chế độ ăn keto.
- IsoWhey chỉ chứa 7,5g carbohydrate mỗi khẩu phần, giúp duy trì mức đường huyết ổn định cho người tiểu đường.
- Sản phẩm cũng cung cấp một loạt các vitamin, khoáng chất và các chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng đường ruột.
IsoWhey tổng hợp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong khi vẫn giữ ít calo. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả của chế độ ăn keto và đồng thời hỗ trợ sức khỏe của người tiểu đường.
Khám phá ngay các sản phẩm Isowhey tại Ausimex Việt Nam để đáp ứng nhu cầu duy trì sức khỏe của bạn. Đặt mua ngay hôm nay thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến của chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và sản phẩm chất lượng từ Isowhey.
- Hotline CSKH: 0247 3062 686
- Hợp tác kinh doanh: 0328 922 899
- Website: https://ausimex.com.vn
- Shopee: https://shopee.vn/ausimex
Mẫu thực đơn 1 tuần cho người tiểu đường
Sau khi hiểu rõ các nguyên tắc trên, hãy xem thực đơn Keto cho người tiểu đường:
Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa tối |
Ngày 1 | Bát bún nhỏ
½ quả táo |
50g đậu phộng | Salad ức gà trộn dầu oliu
200g đậu hà lan luộc |
150ml sữa không đường | 30g thịt luộc
Canh mướp đắng nhồi thịt |
Ngày 2 | 1 quả trứng cuộn nấm
150 ml nước đậu rang |
1 quả kiwi | Salad cá ngừ
150g bông cải xanh xào |
150ml sữa không đường | 50g gà nướng
200g rau bina xào dầu dừa |
Ngày 3 | 1 quả bơ nhồi trứng nướng | 50g hạnh nhân | Phở cuốn
½ trái mướp đắng tôm tươi |
150ml sữa không đường | 1 miếng cá hồi nướng
Bông cải luộc |
Ngày 4 | Bán cuốn
1 cốc sữa chua ít đường |
50g óc chó | ½ chén cơm gạo lứt
Đậu phụ kho tương |
150ml sữa không đường | 30g thịt lợn xào rau củ
200g rau luộc |
Ngày 5 | ⅔ chén cháo đậu đỏ
150ml nước đậu rang |
½ bắp ngô luộc | Cá hồi măng tây sốt cam
150g bông cải xanh |
150ml sữa không đường | 50g sườn heo
Salad rau bina |
Ngày 6 | Bát phở nhỏ
½ củ đậu |
½ quả bơ | Salad tôm
3-5 quả oliu |
150ml sữa không đường | Cá hồi nướng
sốt bơ Salad cà chua |
Ngày 7 | Ớt chuông nhồi trứng
½ quả táo |
3 múi bưởi | Salad trứng luộc, ức gà
Cà chua, rau luộc |
150ml sữa không đường | Cá hồi măng tây sốt mè
150g bông cải xanh |
Những lưu ý khi người tiểu đường muốn ăn keto
Chế độ ăn Keto mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường, nhưng không phải trường hợp nào cũng phù hợp. Điều quan trọng cần lưu ý bao gồm:
- Người tiểu đường loại 1 và thai kỳ nên thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện chế độ này để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Người tiểu đường có bệnh thận không nên ăn Keto vì protein cao có thể gây tổn thương thận và các bệnh khác liên quan đến thận.
- Tránh giảm Carb đột ngột để tránh tụt đường huyết và biến chứng khác như chóng mặt, lú lẫn và mất ý thức.
- Hạn chế chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, thịt chế biến sẵn hay phô mai,… để giảm nguy cơ tăng Cholesterol xấu (LDL).
Chế độ ăn Keto cho người tiều đường là một phương pháp tốt trong việc kiểm soát bệnh. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như giảm triệu chứng và giảm phụ thuộc vào thuốc, nhưng việc duy trì chế độ này có thể khó khăn đối với một số người. Đề nghị tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn lựa phương pháp ăn uống phù hợp nhất, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất.